Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Câu đối hay




Câu đối hay viết về Bác Hồ




Tên tuổi Hồ Chí Minh được  biết đến và kính trọng trên khắp thế giới… như một trong những vĩ nhân mà lịch sử loài người đã sinh ra".
Năm 1969, được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh  mất, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã gửi viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh một câu đối như sau:
Chí khí tráng Sơn hà, kim cổ anh hùng duy hữu nhất;
Minh tinh quang nhật nguyệt Á, Âu hào kiệt thị vô song.
Nghĩa là:
Chí khí trải khắp cả non sông, xưa đến nay chỉ có một;
Ngôi sao át mặt trời, mặt trăng; cả Á Âu không đâu có.
Câu đối nổi tiếng này, chỉ có 24 từ, nhưng là lời đánh giá rất cao và đúng với sự nghiệp, công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cái hay của câu đối này ở chỗ: hai chữ mở đầu của 2 vế câu đối rất chỉnh là tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cũng thời gian ấy, ở miền Nam nước ta, đang kháng chiến, nghe tin Bác mất, nhiều nơi đã xây dựng đền thờ Bác Hồ. Tại Liên khu 5, nơi bị giặc kìm kẹp ngày đêm có một thầy lang nổi tiếng về làm câu đối hay, ông đã làm một câu đối bằng chữ Hán, viết to, treo trên bàn thờ:
Cổ nguyệt chiếu Sơn Hà
Sĩ Tâm Quang Nhật Nguyệt
Nghĩa  là:
Trăng xưa soi sáng sông núi
Lòng kẻ sĩ sáng như mặt trời, mặt trăng
Có kẻ báo, bọn cảnh sát nguỵ liền đến khám xét, thầy lang giải thích: đây là câu đối nói về cảnh đẹp của đất trời, sông núi, cùng với tâm hồn của con người, trước thiên nhiên…
Nhưng thực ra, đây là câu đối chứa ý nghĩa sâu sắc, triết tự, ca ngợi Bác Hồ: Từ "cổ" ghép với từ "nguyệt", thành từ "Hồ",  từ "sĩ" ghép với từ "tâm", thành từ "chí", từ "nhật" ghép với từ "nguyệt" thành từ "minh". Đó là  tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời, nói lên công lao, cuộc đời cao cả của vị Chủ tịch nước.

Học trò thời Hậu Lê:

     Trong giai thoại văn học Việt Nam có lưu truyền câu đối nhắc tới Lạn Tương Như. Truyện kể vào thời Hậu Lê có một người học trò tên là Hoè, cùng tên với quan chủ khảo, vì vậy khi anh vào thi, người xướng danh gọi chệch đi là "Huề". Anh học trò không chịu vào, mãi tới khi người xướng danh phải gọi "Hoè" anh mới chịu vào.
    Quan chủ khảo bực mình, muốn trị tội bướng bỉnh của anh học trò, liền ra vế đối, thách anh học trò đối được mới tha tội:
Lạn Tương Như, Tư Mã Tương Như, danh tương như thực bất tương như!
Nghĩa là:
Lạn Tương Như và Tư Mã Tương Như tuy có tên giống nhau nhưng thực chất chẳng giống nhau


Vế đối chơi chữ, lấy nghĩa "tương như" là "như nhau" từ tên hai nhân vật trong lịch sử Trung Quốc, với nghĩa bóng ám chỉ anh học trò tuy giống tên chủ khảo nhưng không thể bằng ông ta được.

Anh Hoè bèn đối lại:
Ngụy Vô Kỵ, Trưởng Tôn Vô Kỵ, bỉ vô kỵ ngã diệc vô kỵ!
Nghĩa là:
Nguỵ Vô Kỵ và Trưởng Tôn Vô Kỵ, ông không kiêng kỵ thì tôi cũng chẳng kiêng kỵ!


Vế đối lại cũng chơi chữ, lấy nghĩa "vô kỵ" là "không kiêng kỵ (không úy kỵ)" từ tên của hai nhân vật khác trong lịch sử Trung Quốc, ý nói rằng ông tuy ra oai nhưng tôi đây không kiêng kỵ gì cả.


Quan chủ khảo thấy đối hơi xấc, bèn ra câu nữa:


- Xỉ tính cương, thiệt tính nhu, cương tính bất như nhu tính cửu. (Răng rắn, lưỡi mềm, rắn hay gãy, sao bằng mềm bền dai. Có ý khuyên nên nhũn chứ đừng ngông nghênh như thế).

Hòe đối lại:

- Mi sinh tiền, tu sinh hậu, tiền sinh bất nhược hậu sinh trường! (Lông mày mọc trước, râu mọc sau, mọc trước lại ngắn sao bằng mọc sau dài).


Quan chủ khảo đành chịu, không trị tội anh học trò.

Năm ấy, Nguyễn Hòe đỗ thủ khoa.



[sửa] Chú thích

1.    ^ Thời Xuân Thunước Sở có người họ Hòa tìm được ngọc quý, mang dâng Sở Lệ vương. Lệ vương cho là ngọc giả, bèn chặt chân Hòa trị tội lừa dối. Sở Vũ vương lên ngôi, Hòa lại mang dâng, Vũ vương cũng không tin và chặt nốt chân kia của Hòa. Tới đời Sở Văn vương, Hòa vẫn mang dâng lần nữa. Văn vương nhận ra là ngọc quý, bèn trọng thưởng Hòa. Từ đó ngọc quý được gọi là ngọc họ Hòa nước Sở



Nguyễn Đ Đ (st)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét